“Tây Du Ký” bắt nguồn từ một câu chuyện có thật: Nhà sư trẻ đời Đường Thái Tông tên là Trần Huyền Trang, năm 21 tuổi đã một mình sang Ấn Độ tìm thầy học đạo. Ông ra đi từ năm 629 đến năm 645 mới về Trung Quốc, tổng cộng là 17 năm; trong đó, có 6 năm tu học ở chùa Na Lan Đà – một trung tâm Phật giáo hồi bấy giờ. Khi về nước, ông phải dùng tới 24 ngựa tải 657 bộ kinh Phật.
Câu chuyện có thật đó vốn đã mang màu sắc huyền thoại, được truyền tụng rộng rãi trong dân gian và thần thoại hóa. Ngô Thừa Ân tuy là người tập hợp và gia công cuối cùng, nhưng ông vẫn xứng đáng là tác giả vĩ đại nhất của bộ “Tây Du Kí”. Với ngòi bút sáng tạo của ông, tác phẩm không những có dung lượng đồ sộ, mà tính tư tưởng cũng được nâng cao, hình tượng nhân vật trở nên sống động, có tính cách rõ nét, văn phong uyển chuyển, nhất quán. “Tây Du Kí” kể về chuyện Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Ngộ Tĩnh *** Đường Tăng sang phương Tây (Ấn Độ ở về phía Trung Quốc). Đường đi gặp bao trắc trở, gian nan trắc trở, tổng cộng gặp đến 81 nạn, cuối cùng cũng đều vượt qua đến được xứ sở Phật tổ, mang kinh Phật về truyền bá ở phương Đông
Nội dung phần 2
Phần hai phim Tây Du Ký được sản xuất năm 1998 – 1999, phát sóng năm 2000, gồm 16 tập, bổ sung cho những chuyện trên đường Tây du mà phần một chưa kể hết. Phim vẫn do Dương Khiết đạo diễn, khâu võ thuật được giao cho nhà chỉ đạo võ thuật Tào Vinh phụ trách. Các nhà làm phim lấy bối cảnh thầy trò Đường Tăng trở về Trường An và lần lượt kể lại những trắc trở trên đường đi cho vua Đường Thái Tông nghe. Hình ảnh minh họa cho lời kể chính là những tập phim “bổ khuyết” cho phần 1. Đạo diễn Dương Khiết đã đặt tên cho trọn bộ 16 tập phim sau là: Tây Du Kí tục biên. Theo giới chuyên môn nhận xét, phần hai Tây Du Kí không hấp dẫn bằng phần một, không phải các tai nạn phần 2 không hay bằng phần 1 mà chính là phần hai kéo dài. Khán giả cho rằng nó không cô động, lạm dụng kĩ xảo và nhạc phim lẫn tạo hình nhân vật, diễn viên già đi nhiều đã khiến cho phim không còn cái hồn vốn có của nó trước đây. Hay nói cách khác, có lẽ phim không thành công mà là do cái bóng của phần một quá lớn.
Kĩ xảo phần 2 tiến triển rất nhiều và được xem là phát huy hiệu quả tối ưu các pha thần thông, thế nhưng chính kĩ xảo quá công phu này khiến cho những trận đấu của Tôn Ngộ Không kéo dài gây nhàm chán cho khán giả. Phần hai hóa trang của các nhân vật cũng không mấy sắc xảo hay không có sự phân biệt rõ ràng. Âm nhạc sử dụng cho phần hai cũng là nguyên nhân thất bại cho phim, nếu như phần một, âm nhạc đã khiến cho phim thành công thì chính phần hai, âm nhạc đã được thay mới hoàn toàn.
Mời các bạn xem phim
[id]Tập1;http://www.youtube.com/watch?v=thVZyMXAIeE|Tập2;http://www.youtube.com/watch?v=vzaDfUIG2yI|Tập3;http://www.youtube.com/watch?v=zN1eZS29zMY| Tập4;http://www.youtube.com/watch?v=b-kcvsntnIs| Tập5;http://www.youtube.com/watch?v=C-LI-s0WP0I| Tập6;http://www.youtube.com/watch?v=fPHnFqgy-8M| Tập7;http://www.youtube.com/watch?v=dngtHHZnZiA| Tập8;http://www.youtube.com/watch?v=VLMI4RfdSIA| Tập9;http://www.youtube.com/watch?v=8LgdGt99XM0| Tập10;http://www.youtube.com/watch?v=svaeuqSVWEg| Tập11;http://www.youtube.com/watch?v=w82ER-tLsOQ| Tập12;http://www.youtube.com/watch?v=lVyZk0fk4-g| Tập13;http://www.youtube.com/watch?v=j8z6O0UO7cc| Tập14;http://www.youtube.com/watch?v=xegqcFWSnQs|Tập15;http://www.youtube.com/watch?v=F_o8q1W_DC0|Tập16END;http://www.youtube.com/watch?v=IL8BOvOl0Xg|[/id]
Xem phần 1 tại đây
Xem phần 1 tại đây
0 nhận xét:
Đăng nhận xét