Đã đến lúc vợ chồng cùng… lăn tăn trong một vấn đề: “Đây có phải là thời điểm thích hợp để sinh thêm một em bé hay không?”.
Tuy nhiên, cả hai vẫn chưa thống nhất quan điểm với nhau. Bạn rất muốn có thêm em bé nữa bởi đứa đầu lòng đã được 2 tuổi trong khi ông xã vẫn muốn trì hoãn vì cho rằng gia đình chưa đủ điều kiện kinh tế.
Trong trường hợp này, hai vợ chồng nên cùng “ngồi bàn tròn” để gạch đầu dòng những thuận lợi và khó khăn trong việc nên có hay chưa nên có em bé thứ hai để đạt đến sự thống nhất ở cả hai người.
Thuận lợi
- Hai bạn đã có nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi nấng và chăm sóc trẻ nên không còn bỡ ngỡ như lần đầu sinh con.
- Chi phí cho đứa thứ hai không nhiều như đứa thứ nhất, vì bé có thể “thừa hưởng” quần áo, đồ chơi, đồ dùng từ anh (chị) của bé.
- Khi có thêm em bé, các con của bạn sẽ vui hơn nhiều, vì từ nay chúng sẽ có thêm anh chị em trong chính nhà mình chứ không còn phải “độc lập tác chiến” như trước đây nữa.
- Thêm một đứa trẻ cũng là thêm không khí náo nức, vui nhộn trong căn nhà của bạn. Bạn sẽ nhận ra rằng mỗi đứa trẻ có những tính cách khác nhau hoàn toàn, là một cá thể độc lập chứ không phải đứa nào cũng giống đứa nào dù rằng chúng là con của cùng một bố mẹ sinh ra…
- Thêm một đứa trẻ cũng là thêm không khí náo nức, vui nhộn trong căn nhà của bạn. Bạn sẽ nhận ra rằng mỗi đứa trẻ có những tính cách khác nhau hoàn toàn, là một cá thể độc lập chứ không phải đứa nào cũng giống đứa nào dù rằng chúng là con của cùng một bố mẹ sinh ra…
Nếu vợ chồng bạn đang lăn tăn trong việc sinh thêm con, hãy cùng 'ngồi bàn tròn' và gạch đầu dòng những thuận lợi và khó khăn. (Ảnh minh họa).
Khó khăn
- Bạn phải dành thêm nhiều thời gian cho con, thời gian đó có thể ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hiện tại của hai bạn.
- Bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn trong quá trình cùng một lúc phải chăm sóc đến hai đứa trẻ.
- Có thể đứa lớn sẽ tỏ ý ghen tị với đứa bé vì nó nhận thấy tình cảm của bố mẹ giờ đây đã phải san sẻ cho em bé chứ nó không còn được “độc quyền” như ngày xưa.
- Có thêm một đứa trẻ tức là gia đình bạn phải có thêm những áp lực về tâm lí, kinh tế. Đôi khi, một đứa bé cũng có thể khiến gia đình bất hòa, xuất hiện những to tiếng, cãi vã trong việc nuôi dạy con hoặc những áp lực do sự mệt mỏi, căng thẳng đem lại…
- Bạn phải dành thêm nhiều thời gian cho con, thời gian đó có thể ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hiện tại của hai bạn.
- Bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn trong quá trình cùng một lúc phải chăm sóc đến hai đứa trẻ.
- Có thể đứa lớn sẽ tỏ ý ghen tị với đứa bé vì nó nhận thấy tình cảm của bố mẹ giờ đây đã phải san sẻ cho em bé chứ nó không còn được “độc quyền” như ngày xưa.
- Có thêm một đứa trẻ tức là gia đình bạn phải có thêm những áp lực về tâm lí, kinh tế. Đôi khi, một đứa bé cũng có thể khiến gia đình bất hòa, xuất hiện những to tiếng, cãi vã trong việc nuôi dạy con hoặc những áp lực do sự mệt mỏi, căng thẳng đem lại…
Bài liên quan: Đã nên sinh bé thứ hai?
Cùng nhau thống nhất
Hai vợ chồng cần phải dành thời gian cùng nhau thảo luận với thái độ bình tĩnh, thông cảm, biết lắng nghe để đưa ra quyết định phù hợp nhất với hoàn cảnh hiện tại, liệu bây giờ có phải là thời điểm thích hợp để sinh thêm em bé.
Mỗi người nên lắng nghe và chia sẻ với bạn đời về suy nghĩ, tâm sự của họ quanh vấn đề này mà không được ngắt lời hoặc ngay lập tức phản bác.
Học cách cảm thông những suy nghĩ của bạn đời dù cho bạn chưa bị thuyết phục với quan điểm của chồng (hoặc vợ) mình. Các bạn vẫn còn thời gian để suy nghĩ kĩ trước khi đưa ra quyết định chính thức nên không cần phải quá vội vàng.
Quyết định của hai bạn chỉ nên dựa vào hoàn cảnh của chính gia đình mình chứ đừng nên chỉ vì phải chịu sức ép từ bên ngoài, ví dụ như những người bạn khác của bạn tầm tuổi này đã có hai con, hoặc vì ông bà nội ngoại hai bên đốc thúc…
Và khi thống nhất được quan điểm, cả hai cần phải cảm thấy thoải mái với quyết định chung của mình.
Mỗi người nên lắng nghe và chia sẻ với bạn đời về suy nghĩ, tâm sự của họ quanh vấn đề này mà không được ngắt lời hoặc ngay lập tức phản bác.
Học cách cảm thông những suy nghĩ của bạn đời dù cho bạn chưa bị thuyết phục với quan điểm của chồng (hoặc vợ) mình. Các bạn vẫn còn thời gian để suy nghĩ kĩ trước khi đưa ra quyết định chính thức nên không cần phải quá vội vàng.
Quyết định của hai bạn chỉ nên dựa vào hoàn cảnh của chính gia đình mình chứ đừng nên chỉ vì phải chịu sức ép từ bên ngoài, ví dụ như những người bạn khác của bạn tầm tuổi này đã có hai con, hoặc vì ông bà nội ngoại hai bên đốc thúc…
Và khi thống nhất được quan điểm, cả hai cần phải cảm thấy thoải mái với quyết định chung của mình.
Dù có hay chưa nên có đứa thứ hai vào thời điểm hiện tại, hai bạn cũng rất cần một khoảng thời gian chung để cùng nói chuyện với nhau một cách mạch lạc, ôn tồn để tìm ra giải pháp nào là thích hợp nhất.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét