Ung thư tinh hoàn có tỷ lệ chữa khỏi rất tốt, khoảng 80 đến 90% nếu phát hiện sớm. Theo khuyến cáo, bạn nên làm quen với kết cấu, trọng lượng bình thường và nhất quán của tinh hoàn để sớm phát hiện những thay đổi lạ khi có. Năm điều sau có thể hỗ trợ bạn trong việc nhận biết về những khối u tinh hoàn:
1. Không phải lúc nào cũng gây đau
Khi kiểm tra sức khỏe tổng quát, bạn cũng nên có cuộc kiểm tra về bộ phận sinh dục. Một khối u tinh hoàn không gây đau có thể là dấu hiệu đầu tiên của ung thư. Ung thư tinh hoàn là ung thư phổ biến nhất ảnh hưởng đến nam giới độ tuổi từ 15 đến 49. Nhưng nó cũng có thể do sự tắc nghẽn trong dây thừng tinh ở nam giới lớn tuổi.
2. Khối u tinh hoàn có thể tạo cơn đau
Bất kỳ tổn thương nào ở tinh hoàn gây đau thực sự. Những căn bệnh như viêm mào tinh hoàn, quai bị và nhiễm trùng như viêm tinh hoàn có thể dẫn đến các khối u tinh hoàn gây đau. Cũng có thể là một khối lượng tinh dịch ứ đọng trong đường dẫn tinh. Hãy đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện bất kỳ những dấu hiệu và triệu chứng nào.
3.Thời gian là tất cả
Bạn quan tâm đến các khối u cách nay bao lâu rồi? Bạn có kiểm tra để phát hiện những thay đổi nào về kích thước hoặc hình dạng của tinh hoàn? Bạn có từng có tiền sử về khối u trước đây không? Bạn cần ghi nhớ nếu bạn từng bị chấn thương ở một khu vực cụ thể nào đó của tinh hoàn, và bất kỳ triệu chứng nào có thể có như đau bụng hoặc sưng. Bác sĩ có thể hỏi nếu bạn có bất kỳ khối u nào ở nơi khác hoặc đã trải qua phẫu thuật.
4. Nên làm gì tiếp theo?
Nếu khối u là do viêm tinh hoàn hay viêm mào tinh hoàn, bạn nên dùng thuốc kháng sinh cụ thể theo quy định của bác sĩ. Nếu cơn đau là do quai bị, bạn cần quá trình điều trị theo toa. Nếu bạn được chẩn đoán với tình trạng bị xoắn tinh hoàn, phẫu thuật là điều cần thiết.
Ngoài ra, thuốc và phẫu thuật cũng là giải pháp dành cho những khối u từ đường dẫn tinh, tràn dịch màng tinh hoặc giãn tĩnh mạch tinh cũng như bệnh liên quan đến đường ruột như thoát vị. Tuy nhiên, đối với ung thư tinh hoàn, cần phải xạ trị và hóa trị.
5. Phòng bệnh đơn giản, nhưng hiệu quả
Nếu bạn hoặc bạn bè từng có tiền sử gia đình về bệnh ung thư tinh hoàn hoặc các khối u tinh hoàn, việc tự kiểm tra là chìa khóa thành công. Nên kiểm tra mỗi tháng một lần là tốt nhất. Nếu phát hiện sớm bất kì khối u tinh hoàn nên đến bác sĩ kịp thời để kiểm soát nó hiệu quả hơn.
Thái độ phớt lờ với một khối u có thể có ở bộ phận sinh dục có thể làm tăng nguy cơ các cục máu đông ở những nơi khác trong cơ thể với hậu quả khôn lường. Trong thực tế, đã có trường hợp người đàn ông phát triển tuyến vú bắt nguồn từ các khối u tinh hoàn.
Khi kiểm tra sức khỏe tổng quát, bạn cũng nên có cuộc kiểm tra về bộ phận sinh dục. Một khối u tinh hoàn không gây đau có thể là dấu hiệu đầu tiên của ung thư. Ung thư tinh hoàn là ung thư phổ biến nhất ảnh hưởng đến nam giới độ tuổi từ 15 đến 49. Nhưng nó cũng có thể do sự tắc nghẽn trong dây thừng tinh ở nam giới lớn tuổi.
2. Khối u tinh hoàn có thể tạo cơn đau
Bất kỳ tổn thương nào ở tinh hoàn gây đau thực sự. Những căn bệnh như viêm mào tinh hoàn, quai bị và nhiễm trùng như viêm tinh hoàn có thể dẫn đến các khối u tinh hoàn gây đau. Cũng có thể là một khối lượng tinh dịch ứ đọng trong đường dẫn tinh. Hãy đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện bất kỳ những dấu hiệu và triệu chứng nào.
3.Thời gian là tất cả
Bạn quan tâm đến các khối u cách nay bao lâu rồi? Bạn có kiểm tra để phát hiện những thay đổi nào về kích thước hoặc hình dạng của tinh hoàn? Bạn có từng có tiền sử về khối u trước đây không? Bạn cần ghi nhớ nếu bạn từng bị chấn thương ở một khu vực cụ thể nào đó của tinh hoàn, và bất kỳ triệu chứng nào có thể có như đau bụng hoặc sưng. Bác sĩ có thể hỏi nếu bạn có bất kỳ khối u nào ở nơi khác hoặc đã trải qua phẫu thuật.
4. Nên làm gì tiếp theo?
Nếu khối u là do viêm tinh hoàn hay viêm mào tinh hoàn, bạn nên dùng thuốc kháng sinh cụ thể theo quy định của bác sĩ. Nếu cơn đau là do quai bị, bạn cần quá trình điều trị theo toa. Nếu bạn được chẩn đoán với tình trạng bị xoắn tinh hoàn, phẫu thuật là điều cần thiết.
Ngoài ra, thuốc và phẫu thuật cũng là giải pháp dành cho những khối u từ đường dẫn tinh, tràn dịch màng tinh hoặc giãn tĩnh mạch tinh cũng như bệnh liên quan đến đường ruột như thoát vị. Tuy nhiên, đối với ung thư tinh hoàn, cần phải xạ trị và hóa trị.
5. Phòng bệnh đơn giản, nhưng hiệu quả
Nếu bạn hoặc bạn bè từng có tiền sử gia đình về bệnh ung thư tinh hoàn hoặc các khối u tinh hoàn, việc tự kiểm tra là chìa khóa thành công. Nên kiểm tra mỗi tháng một lần là tốt nhất. Nếu phát hiện sớm bất kì khối u tinh hoàn nên đến bác sĩ kịp thời để kiểm soát nó hiệu quả hơn.
Thái độ phớt lờ với một khối u có thể có ở bộ phận sinh dục có thể làm tăng nguy cơ các cục máu đông ở những nơi khác trong cơ thể với hậu quả khôn lường. Trong thực tế, đã có trường hợp người đàn ông phát triển tuyến vú bắt nguồn từ các khối u tinh hoàn.
Theo Danong
0 nhận xét:
Đăng nhận xét